TUYẾN METRO SỐ 1 HCM – CỘT MỐC QUAN TRỌNG CỦA GIAO THÔNG TP.HCM

Ngày 22/12 vừa qua, tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã chính thức vận hành thương mại. Đây là công trình mang ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại, bền vững đối với TP.HCM. Không chỉ giúp người dân di chuyển nhanh chóng, hiệu quả, tuyến metro này còn góp phần giảm ùn tắc nội đô và hạn chế khí thải, bảo vệ môi trường.

Hệ thống Metro không chỉ thúc đẩy phát triển hạ tầng mà còn tạo động lực lớn cho thị trường bất động sản. Trong bài viết này, PicityVietNam.vn mang đến những thông tin cơ hội đầu tư hấp dẫn ngay tại khu vực dọc tuyến metro.

Tuyến Metro Số 1 HCM – Cột Mốc Quan Trọng Của Giao Thông Tp.Hcm
Tuyến Metro Số 1 HCM – Cột Mốc Quan Trọng Của Giao Thông Tp.HCM

Tuyến Metro số 1 dài 19,7km, gồm 14 nhà ga với tổng vốn đầu tư lên đến 43.700 tỷ đồng. Đây là dự án trọng điểm, đặt nền móng cho mạng lưới đường sắt đô thị của thành phố, giúp kết nối nhanh chóng trung tâm với vùng lân cận, đồng thời tạo tiền đề cho sự kết nối phát triển của các tuyến Metro 2-3-4-…-8, dự án giao thông công cộng khác trong tương lai.

TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TP.HCM

Nhằm đáp ứng 50 – 60% nhu cầu đi lại của người dân trong tương lai, TP.HCM đang tiếp tục tái cấu trúc hệ thống giao thông công cộng với tầm nhìn dài hạn. Theo quy hoạch của Thành phố, mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM sẽ có tổng chiều dài 582 km, được chia thành 8 tuyến metro chính, kết hợp cùng các tuyến xe buýt nhanh (BRT) và đường sắt đô thị, đường sắt trên cao kết nối liên vùng.

Hệ thống giao thông công cộng TP.HCM theo quy hoạch đến năm 2035
Hệ thống giao thông công cộng TP.HCM theo quy hoạch đến năm 2035

Để hệ thống Metro hoạt động hiệu quả và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, TP.HCM đã thực hiện 5 điều chỉnh quan trọng trong quy hoạch Metro:

  1. B sung các tuyến kết ni trc tiếp đến sân bay: Giúp hành khách di chuyển thuận tiện hơn, giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường hiện hữu dẫn vào sân bay.
  2. Phát trin, mở rộng thêm các tuyến vành đai, giúp phân tán lưu lượng, giảm mặt độ giao thông trong cùng một thời điểm và giảm ùn tắc các khu vực trung tâm thành phố.
  3. Tăng cường kết ni vi h thng đường st tc độ cao ti đại đô thị Th Thiêm, tạo thành mạng lưới giao thông liên vùng thuận lợi, kết nối nhanh chóng với các vùng, tỉnh thành lân cậ
  4. Kéo dài mt s tuyến metro đến các đô th v tinh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, nâng cao khả năng kết nối vùng và gia tăng quy mô phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng.
  5. Quy hoch các tuyến xuyên tâm thay vì hướng tâm, giúp hành trình đi lại trở nên thuận tiện hơn, giảm thời gian, giảm số lần chuyển tuyến và tối ưu hóa quá trình vận hành hệ thống.
Tuyến kết nối sân bay TSN ga T3
Tuyến kết nối vào nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ vận hành đúng dịp 30-04-2025

Với những điều chỉnh này, TP.HCM đang hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống giao thông công cộng thông minh, hiện đại và bền vững, đảm bảo khả năng phục vụ tối ưu cho nhu cầu đi lại của người dân.

HỆ THỐNG METRO VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐA CHIỀU ĐẾN TP.HCM

Tuyến Metro TP.HCM không chỉ đơn thuần giúp tăng cường khả năng di chuyển mà còn mang đến nhiều giá trị phát triển toàn diện cho thành phố.

Metro số 1 TPHCM chính thức khai trương
Metro số 1 TPHCM chính thức khai trương
  1. Giảm ùn tắc giao thông, hạn chế phương tiện cá nhân

Hiện nay, TP.HCM là một trong những đô thị có mật độ phương tiện giao thông cao nhất cả nước. Việc phát triển hệ thống metro sẽ góp phần khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, giảm áp lực lên các tuyến đường chính, hạn chế tắc nghẽn tại một thời điểm, đặc biệt là vào giờ cao điểm.

Dự kiến, khi toàn tuyến metro đưa vào hoạt động đồng bộ, phương tiện cá nhân sẽ giảm đáng kể, giúp giao thông thành phố trở nên thông thoáng hơn.

  1. Bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm không khí

Việc hạn chế phương tiện như xe máy, ô tô cá nhân không chỉ giúp giảm ùn tắc mà còn làm giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường. Metro HCM sử dụng năng lượng điện, không phát sinh khí thải, đây là giải pháp thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của các đô thị hiện đại trên thế giới.

  1. Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Sự phát triển của hệ thống metro kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản. Các khu vực dọc theo tuyến metro thì giá trị bất động sản có tỷ lệ tăng cao, trở thành điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Nhiều dự án nhà ở, chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê mọc lên quanh các nhà ga metro, tạo nên khu đô thị sầm uất, hiện đại.

Tuyến metro đã thúc đẩy hàng loạt dự án bất động sản như nhà ở, chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê mọc lên quanh các nhà ga, tạo nên những khu đô thị sầm uất và hiện đại. Điển hình như Thành phố Thủ Đức (gồm: Quận 2, Quận 9, Thủ Đức cũ); Thành phố Dĩ An, Thuận An (Bình Dương) đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng và bất động sản ngay từ khi tuyến Metro số 1 bắt đầu triển khai.

  1. Tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội

Hệ thống metro giúp kết nối nhanh chóng các khu vực trong thành phố, rút ngắn thời gian di chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, thương mại, du lịch và dịch vụ.

Không chỉ vậy, metro còn tạo ra hàng ngàn công việc làm trong quá trình xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế TP.HCM và các tỉnh lân cận.

TPHCM KIẾN TẠO HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TRONG TƯƠNG LAI

Theo quy hoạch đến năm 2035, TP.HCM sẽ có tổng chiều dài 355 km metro, hoàn thiện đưa vào vận hành năm 2045. Khi đó, hệ thống giao thông công cộng của thành phố sẽ được tích hợp đa phương thức, bao gồm:

7 tuyến metro với tổng chiều dài khoảng 220 km
3 tuyến xe buýt nhanh (BRT) kết nối với các trạm metro, gồm: Tân Kiên (Bình Chánh) – cầu Phú Long (Quận 12); Nhị Bình (Hóc Môn) – Vĩnh Lộc (Bình Chánh) ; Cần Giờ – Phú Mỹ Hưng (Quận 7)
Hệ thống đường sắt đô thị kết nối liên vùng với Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Mạng lưới metro TPHCM trong tương lai
7 tuyến Metro TPHCM sẽ có tổng chiều dài 355 km metro, hoàn thiện đưa vào vận hành năm 2045

Nhờ đó, hệ thống này sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông đồng bộ, giúp người dân di chuyển dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Tuyến Metro không chỉ giúp di chuyển thuận tiện mà còn là đòn bẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản. Các dự án như Picity High Park tại Quận 12 liền kề tuyến Metro số 4, hay dự án tại Bình Dương đang được hưởng lợi rõ rệt từ quy hoạch giao thông hiện đại.

Hệ thống Metro TP.HCM không chỉ là một phương tiện giao thông hiện đại mà còn là giải pháp mang tính chiến lược, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của thành phố. Với những bước tiến quan trọng trong quy hoạch và đầu tư hạ tầng, TP.HCM đang dần tiệm cận với các đô thị lớn trên thế giới về giao thông công cộng.

Việc người dân ủng hộ và sử dụng metro sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của hệ thống giao thông công cộng TP.HCM. Đây là bước tiến trong hạ tầng đô thị, mở ra một tương lai mới cho thành phố – hiện đại hơn, xanh hơn và đáng sống hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *